Cà phê bẩn và cách nhận biết cà phê bẩn chỉ bằng nước lọc

ca-phe-ban-va-cach-nhan-biet-ca-phe-ban-chi-bang-nuoc-loc-5
Cà phê bẩn có hóa chất hiện nay được bán khắp mọi nơi, thậm chí công khai bán trên mạng. Vậy phải làm gì để bảo vệ bản thân mình trước vấn nạn cà phê bẩn? Thí nghiệm dưới đây giúp chúng ta phân biệt cà phê bẩn có hóa chất độc hại được làm từ tạp chất như đậu nành rang cháy đen, vỏ cà phê..một cách dễ dàng nhất.

Cách nhận biết cà phê sạch, cà phê bẩn

ca-phe-ban-va-cach-nhan-biet-ca-phe-ban-chi-bang-nuoc-loc-1Quan sát 3 ly nước lọc nguội

– Ly nước số 1 với bột cà phê như báo chí phản ánh là làm chủ yếu từ đỗ tương và ngô rang cháy khét. Có thể dễ dàng mua loại bột cà phê này (đóng bịch, không nhãn hiệu) tại một số cửa hàng tạp hóa bất kỳ trên cả nước.

– Ly nước số 2 với bột cà phê có pha thêm hương liệu, trong đó có bơ thực vật (margarine). Loại này có thể mua được từ một số nơi quảng cáo là cà phê rang xay nguyên chất.

– Ly nước số 3 với bột cà phê sạch được rang và xay thuần, không sử dụng bơ thực vật (margarine) và hương liệu trong quá trình sản xuất.

Hiện tượng khi thả bột cà phê vào nước

ca-phe-ban-va-cach-nhan-biet-ca-phe-ban-chi-bang-nuoc-loc-2– Ly số 1 chứa cà phê làm từ ngô, đậu tương rang cháy khét: chìm nhanh nhất. Có thể thấy bột cà phê rơi “lả tả” như “sung rụng”.

Màu nước ngay lập tức chuyển sang đen kịt. Đó là do bột ngô và đỗ tương nặng nên chìm nhanh hơn, và phẩm màu “hiện nguyên hình” khi hòa trong nước lọc.

– Ly số 2 chứa cà phê có pha hương liệu và margarine: bột café không chìm trong nước.

Đó là do trong quá trình chế biến. Nhà sản xuất sao tẩm thêm bơ thực vật nhằm tăng độ thơm. Do có bơ bao quanh nên bột cà phê này. Tuy đúng là từ hạt cà phê không trộn đỗ tương hay ngô rang cháy, nhưng cũng không chìm trong nước mà nổi hoàn toàn.

– Ly số 3 chứa cà phê thuần không sao tẩm: Có chìm nhưng chìm chậm hơn ly số 1, nước có màu nâu đặc trưng do cà phê được rang ở điểm “full city”.

Và khi dùng thìa ngoáy mạnh

ca-phe-ban-va-cach-nhan-biet-ca-phe-ban-chi-bang-nuoc-loc-3– Ly số 2: Cà phê không chìm hết trong nước mà phần lớn vẫn nổi trên bề mặt cốc, nhìn kĩ sẽ thấy có váng bơ không tan, nước màu vàng trong.

– Ly số 3: Cà phê chìm hoàn toàn trong nước. Lúc này ly nước có màu nâu đặc trưng của cà phê.

Như vậy, cà phê ở một số nơi giới thiệu là rang xay nguyên chất mà bạn đang uống. Tuy là hạt cà phê thật nhưng chưa chắc “nguyên chất” như bạn nghĩ.

Nếu bột cà phê bị bọc bởi bơ thực vật không tan trong nước. Thì nó sẽ như thế nào khi đưa vào cơ thể bạn?

Chưa kể tới, cà phê có thể bị để lâu trong kho với điều kiện bảo quản không đảm bảo. Nhất là với khí hậu thất thường của miền Bắc, dễ bị ẩm mốc.

Cách chọn cà phê sạch không chứa hóa chất

– Nếu có hạt cà phê, bạn cắn trực tiếp hạt. Khi phát hiện có vị béo, mặn, mùi thơm ngọt như cacao thì đó là cà phê có hương liệu.

Quan sát hạt cà phê thấy có lên dầu dù bảo quản trong hộp kín thì rất có thể cà phê đã để quá lâu hoặc bảo quản không tốt.

Hạt cà phê nguyên chất gần như không lên dầu nếu bảo quản tốt. Cắn vào thấy giòn, đắng tự nhiên. Mùi thơm xuất hiện sau cùng khi lớp hậu vị đắng đã đi qua đầu lưỡi.

– Nếu chỉ có bột cà phê, bạn thực hiện như thí nghiệm nêu trên. Bột cà phê nguyên chất chìm trong nước với tốc độ chậm. Nước có màu nâu của cà phê.

Bột cà phê sao tẩm không chìm xuống nước do rang bằng bơ thực vật. Khi quấy mạnh lên vẫn không chìm. Thậm chí còn có váng bơ nổi lên bề mặt nước. Loại cà phê sao tẩm này khi pha bằng phin, bã cà phê thường sủi rất nhiều bọt.

ca-phe-ban-va-cach-nhan-biet-ca-phe-ban-chi-bang-nuoc-loc-4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *