Theo bạn một năm có mấy mùa? Đa phần đều sẽ nghĩ tới 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng với người kinh doanh quán nước hay mở quán coffee sẽ có 2 mùa đặc trưng: mua cao điểm và mùa thấp điểm.
Có thể bạn ngạc nhiên vì tôi không dùng “mùa thấp điểm” mà lại nói “trung bình điểm”. Bởi với tôi, không có mùa thấp điểm. Luôn có 1 lượng khách hàng tiêu thụ thường xuyên nhất định ở mỗi mùa. Đó là phần nhu cầu cơ bản, trung bình của thị trường. Nhờ lượng khách này mà các quán cafe vẫn luôn duy trì được hoạt động kinh doanh suốt cả năm.
1. Thời gian thuận lợi nhất mùa nóng – tháng 4, 5
Thông thường, sau dịp Tết – tầm tháng 2, bạn mới thống kê được mình có bao nhiêu tiền. Tính toán xem có bao nhiêu % tiền nhàn rỗi trong ví để có thể đầu tư vào kinh doanh. Lúc này, nếu đủ tiền, bạn sẽ bắt đầu lên ý tưởng, đi học pha chế, mua vật tư,… Tất cả các bước để mở quán cà phê đã sẵn sàng. Và tầm 2-3 tháng sau đó, khi mọi việc hoàn tất, quán của bạn sẽ chính thức được mở ra để phục vụ khách.
Tại sao 2 tháng này lại là thời điểm thuận lợi?
Đây là khoảng thời gian bắt đầu vào hè. Khi thời tiết nóng bức, nhu cầu giải khát của người dân sẽ tăng cao. Nếu cái lạnh mùa đông có xu hướng làm bạn muốn ăn, thì cái nóng của mùa hè lại làm bạn muốn uống. Mở quán vào thời điểm này sẽ giúp bạn có nhiều khách hơn và thu hồi vốn nhanh hơn.
2. Cao điểm mùa lạnh – tháng 10, 11
Thị trường kinh doanh của cả nước thường chững lại vào tháng 8, tháng 9 hàng năm. Những tháng này thường rơi vào tầm tháng 7 âm lịch. Trong quan niệm của nhiều người dân Việt Nam, tháng 7 là tháng “cô hồn”. Thời điểm này không nên mua bán, sắm sửa hay khai trương bất cứ thứ gì. Vậy nên những tháng “hạn chế” như vậy, hiếm có người mở quán cà phê. Sau đó nhu cầu cứ thể tích tụ sau 2 tháng thì bùng nổ là điều tất yếu.
Và hệ quả này cũng không nằm ngoài ảnh hưởng từ các dịp lễ, Tết diễn ra tầm cuối năm. Các dịp lễ này khá dày đặc và nhộn nhịp. Từ ngày phụ nữ Việt Nam, Halloween, Giáng sinh, Tết dương lịch… lượng người đi tụ tập, hẹn hò tán gẫu gia tăng. Và các quán cà phê luôn là một trong những top đầu điểm đến lý tưởng.
>> Các dòng sản phẩm đặc biệt chỉ có tại Nguyen Chat Coffee
Vậy thì không khác nhiều so với cao điểm mùa nóng, cao điểm mùa lạnh cũng đem lại cho chủ quán những lợi ích kinh tế lớn.
Nhìn vào 2 đợt cao điểm trong năm, bạn có thể nhận ra 2 điều mấu chốt khiến những thời điểm đó được lựa chọn: nhu cầu của thị trường và sự sẵn sàng về nguồn lực của chủ quán.
3. Bạn có thể tạo ra “mùa cao điểm” của riêng mình!
Thị trường đồ uống hiện tại luôn biến động. Cơ hội thị trường không chỉ dừng lại ở thời tiết mùa hè hay mùa đông, cũng không chỉ dừng lại ở các dịp lễ, dịp Tết.
Khi bạn nắm vững kiến thức về kinh doanh, thị trường và quản lý từ đó mà bạn không còn sợ rủi ro hoặc khó khăn nào thì hãy chuẩn bị sẵn sàng để mở quán cafe.
Bạn có thể tạo ra “mùa cao điểm” bằng 2 cách:
- Nắm bắt những xu thế về mô hình quán và đồ uống mới xuất hiện tại thời điểm đó.
- Tạo ra sự khác biệt và kích thích người tiêu dùng bằng những ưu đãi, giá trị có ý nghĩa với họ.
Nắm bắt cơ hội – chìa khóa thành công trong kinh doanh
Trong cuộc sống, có lẽ nhiều bạn đã để vụt qua cơ hội tuyệt vời để kinh doanh vì không nắm bắt kịp thời. Giả sử bạn ở trong một khu dân cư đông người qua lại, phong cảnh thoáng mát, rộng rãi mà chẳng có quán nước, quán cà phê nào. Bạn thì sợ không đủ vốn, không pha chế ngon,…Rồi sau vài tháng bạn thấy có 1 người mở quán cà phê thì khách ghé uống coffee đông đúc. Tới lúc ấy có lẽ đã muộn rồi nhỉ? Bạn thấy có tiếc cơ hội này không?
Có! Chắc chắn có. Vì bạn đã có thể làm trước họ, nhưng không. Chỉ nghĩ thôi, không hành động thì cơ hội chẳng bao giờ ở lại.
Khi chọn tự cho mình cơ hội thì phải hiểu rõ khách hàng
Ở trường hợp vừa rồi, bạn đã bỏ lỡ mất “cơ hội trời cho” trong kinh doanh. Nhưng trên thực tế, nhiều người không nắm bắt cơ hội. Họ TỰ TẠO RA CƠ HỘI CHO BẢN THÂN. Và điều này chỉ dành cho những người có bản lĩnh, tự tin với khả năng của chính mình.
Khi chủ kinh doanh mở quán cafe thì họ đều có điểm mạnh/yếu riêng. Và tất cả đều hướng đến phục vụ khách hàng. Vậy nên quán nào phục vụ khách tốt hơn, quán đó có lợi thế hơn. Bằng một cách nào đó, bạn có thể thăm dò và tìm hiểu chính xác nhu cầu của những khách hàng đến với quán cà phê đối thủ. Bạn có thể tới uống cà phê hàng ngày, bắt chuyện với vài người, hỏi thăm vài câu… Hay đơn giản chỉ là quan sát. Có không ít cách bạn có thể làm. Chỉ khi nào bắt tay vào hành động, bạn mới biết được chính xác mình cần làm những gì.
Khi đã biết rõ những điều khách hàng cần, bạn sẽ nhận ra phải cạnh tranh như thế nào. Nhớ nhé, việc tạo ra cơ hội là bạn phải có thứ gì đó “khác”, hoặc “hơn”.
Ý tưởng mang đến lợi ích gì cho mở quán coffee?
Đối với kinh doanh cafe thì chỉ cần có ý tưởng là có thể tự kinh doanh ngay. Miễn là bạn có đủ vốn. Một ý tưởng hay, giống như nỗ lực marketing thời điểm đầu, sẽ giúp bạn lôi kéo càng nhiều khách tới quán càng tốt. Ấy đã chính là bước đầu thành công rồi. Còn sau đó việc giữ chân khách như thế nào chính là phụ thuộc vào đồ uống và phục vụ.