Cách mở quán cafe với 10 bước cơ bản

nen-uong-mot-ly-ca-phe-nguyen-chat-moi-ngay-4

Buôn bán cà phê là 1 việc làm ăn đầu tư hấp dẫn với nhiều người muốn kinh doanh khởi nghiệp, đặc biệt là người trẻ năng động. Khi muốn mở quán cafe thì phải tìm hiểu thật kỹ về thị trường này. Nếu chưa biết bắt đầu như thế nào thì hãy đọc 10 bước cơ bản dưới đây để hình dung các công việc cần làm trước khi mở quán cafe.

1. Nghiên cứu thị trường:

Đa phần bước này thường bị bỏ qua hoặc dành ít thời gian trong giai đoạn đầu lên ý tưởng kinh doanh và phát triển. Vì thế nguyên nhân lớn nhất của bán cà phê sau 1 thời gian đều bị thua lỗ hoặc không có khách hàng. Việc tìm hiểu thị trường là giúp mỗi bước đi kinh doanh đều rõ ràng hơn. Dù có khó khăn đi nữa cũng sẽ sớm tìm được cách khắc phục.

Về cơ bản, khi thăm dò, khảo sát thị trường, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:

Thị trường:

  1. Đối thủ là ai?
  2. Họ bán những món gì?
  3. Giá như thế nào?
  4. Địa điểm ở đâu?
  5. Điểm mạnh & điểm yếu

Khách hàng:

  1. Khách hàng mục tiêu: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng….?
  2. Độ tuổi
  3. Nghề nghiệp
  4. Khả năng chi trả
  5. Thói quen

2. Lên ý tưởng kinh doanh

Sau khi hiểu về thị trường & độ cạnh tranh thì lên ý tưởng giúp bạn giảm bớt rủi ro thất bại, nhưng cũng chưa hẳn là đã đủ trong việc kinh doanh. Thử nghĩ chi tiết hết sức về mở quán cà phê hút khách thì sẽ cần những gì?

  1. Bán những món gì?
  2. Phong cách quán ra sao?
  3. Đối tượng khách hàng
  4. Dùng thương hiệu nhượng quyền đã có nhưng cần chú ý về các thủ tục và ngân sách

3. Lập kế hoạch tài chính

Tài chính là yếu tố tiên quyết để ý tưởng kinh doanh quán café có thành hiện thực hay không. Đối với vấn đề vốn đầu tư ban đầu, bạn có thể huy động vay ngân hàng hoặc nhờ sự trợ giúp từ người thân, gia đình hay bạn bè. Nếu không may mắn có được khoản tài chính dồi dào thì có thể kêu gọi những khoản đầu tư bên ngoài nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn trọng trong các điều khoản hợp tác để tránh các trường hợp mâu thuẫn sau này.

Điều dễ phạm sai lầm với người chưa có kinh nghiệm thường gặp là đầu tư 100% chi phí vào mua sắm thiết bị, trang trí quán mà không chừa ra các khoản chi phí dự phòng. Các nơi kinh doanh thường sẽ gặp khó khăn 1 đến 2 năm đầu nếu muốn trụ vững và chờ ngày gặt hái thành quả thì hãy luôn dự trù các khoản chi phí để tránh gặp khó khăn. Bài học “xương máu” từ những bậc đàn anh, đàn chị trong ngành, với tài chính, bạn nên dự trù trước hai khoản tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên ít nhất phải đủ chi trả trong vòng 3-6 tháng.

4. Xây dựng menu

Qua bước 1 bạn sẽ thấu hiểu hơn về đối tượng mục tiêu kết hợp với ý tưởng kinh doanh của mình. Bạn sẽ biết làm menu như thế nào để thu hút khách hàng. Cũng đừng tham nhiều món bởi vì khách hàng họ chỉ quan tâm tới đồ ăn uống ngon mà thôi. Ví dụ nhắc đến chuỗi Highlands người ta nhớ đến món trà sen vàng hay The Coffee House là trà đào và các loại Maccchiato.

Dưới đây là 3 cách thông thường để xây dựng menu:

  1. Mua công thức từ những thương hiệu có tiếng
  2. Tự học pha chế
  3. Thuê nhân viên pha chế về tạo menu cho quán

>> Bạn có thể tham khảo bảng giá cả cà phê để thuận tiện cho việc so sánh giá cả trên thị trường

5. Tìm địa điểm mở quán café

Với nhiều người kinh doanh, việc tìm địa điểm mở quán chiếm phần lớn trong sự thành công của quán. Có nhiều người dù sản phẩm tốt nhưng vẫn phải đóng cửa quán do chủ đòi lại nhà, do địa điểm khuất, không có chỗ để xe cho khách, v…v…

Tùy thuộc vào định vị và mô hình mà bạn dự định kinh doanh là bán tại chỗ hay mang về, khi tìm kiếm mặt bằng mở quán cà phê bạn nên cân nhắc những tiêu chí sau:

  1. Diện tích
  2. Chỗ để xe
  3. Đối tượng khách hàng mục tiêu có tại đó không?
  4. Mật độ xe cộ như thế nào?
  5. Phong thủy
  6. Giá tiền
  7. Luật lệ ở khu vực kinh doanh

6. Thiết kế không gian quán café

Sau khi tìm được mặt bằng hợp ý thì tiếp theo là hoàn thiện bên trong và bên ngoài quán. Từ nghiên cứu dữ liệu và sở thích của đối tượng mục tiêu mà bạn sẽ làm theo phong cách đa phần người dùng thích. Có thể là phong cách đơn giản thông dụng nhất vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể đầu tư vào chất lượng đồ uống. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy tìm những đơn vị chuyên setup, thiết kế quán với chí phí dao động khoảng 1.800.000đ/1m2.

7. Mua sắm đồ dùng, thiết bị pha chế, máy bán hàng

Tùy theo ngân sách của bạn nhiều hay ít để lên kế hoạch mua sắm đồ dùng cho phù hợp. Tuy nhiên, có những thiết bị quan trọng mà bạn không nên bỏ qua như máy bán hàng để tránh thất thoát và tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Dàn máy pha chế có thể chỉ cần các công cụ cần thiết và dọn dẹp sạch sẽ để khách hàng thấy được sự chu đáo và kỹ tính của quán như thế nào.

8. Tuyển dụng nhân viên

Khâu quan trọng để đi vào hoạt động chính là tuyển dụng đúng nhân viên. Ngoài việc có nhân viên ra thì cũng cần đầu tư khâu chăm sóc & phục vụ khách hàng. Giá thuê nhân viên từ 12-20 ngàn/giờ tùy vào vị trí và trình độ phục vụ mà thưởng thêm khích lệ nhân viên làm việc.

Hãy chú trọng vào quy trình đào tạo để nhân viên tránh mắc phải các sai lầm, ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.

>> chuỗi quán Nguyen Chat coffee

9. Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở quán café

Nhiều người thiếu kinh nghiệm kinh doanh café không quan tâm nhiều đến yếu tố luật pháp. Cũng giống như bất kỳ các hình thức buôn bán khác, bạn đều cần một số giấy tờ chứng nhận nhất định. Tránh trường hợp sau này khi đang kinh doanh ổn định, lực lượng chính quyền có thể đến và kiểm tra bất cứ lúc nào. Trường hợp xấu nhất có thể bạn sẽ phải đóng cửa quán một thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.

Đối với giấy tờ kinh doanh quán cà phê bạn cần phải có tối thiểu 3 loại sau:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh
  2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  3. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

10. Các hoạt động truyền thông cho ngày khai trương

Trước khi khai trường bạn thử kiểm tra kỹ quán vận hành đã tốt chưa, đồ uống có ngon không. Nhờ người thân đến để kiểm chứng và để nhân viên có thể tới được hướng dẫn cách phục vụ tận tâm chẳng hạn. Ngoài ra để thu hút khách nhân ngày khai trương thì nên khuyến mãi hoặc dùng các công cụ marketing để tăng thêm lượt người đến quán.

Cafe nên được uống nóng trong tách gốm sứ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *