Khi bạn kinh doanh nhà hàng cần lưu ý những điều gì

Kinh doanh nhà hàng hiện nay là một trong những lựa chọn khởi nghiệp “hot” nhất. Liệu nó có “một vốn bốn lời” – Cùng tìm hiểu khi bạn kinh doanh nhà hàng cần lưu ý những điều gì để biết thêm chi tiết.

Cách huy động nguồn vốn kinh doanh nhà hàng

Cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng là câu hỏi rất khó trả lời ngay khi bắt tay vào lập kế hoạch. Con số này phụ thuộc vào quy mô, hình thức kinh doanh và menu thức ăn.

Nếu bạn đang có sẵn lượng tài chính lớn, sẽ không có gì khó để đáp ứng quy mô nhà hàng bạn muốn. Tuy nhiên, đa số những người tập kinh doanh sẽ phải vay vốn ngay khi có dự định mở nhà hàng.

Với tỉ lệ thất bại khá cao, các ngân hàng nhỏ và lớn sẽ không hứng thú để bỏ ra cho bạn hàng trăm, tỷ đồng cho vay. Do đó, để thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tiên thì bạn cần có một kế hoạch kinh doanh mạch lạc, rõ ràng và đầy sức thuyết phục.

Trong đó, bạn cần chỉ ra lượng khách hàng cốt lõi, khả năng cạnh tranh và nguồn vốn sẵn có của bạn. Hơn nữa, bạn cần chứng tỏ được mình là một ông chủ nhà hàng có chiến lược để duy trì hoạt động qua giai đoạn khó khăn ban đầu.

Xác định thị trường mục tiêu cho nhà hàng

Ẩm thực ngày nay đòi hỏi nâng lên tầm nghệ thuật. Do đó, nhà hàng được xây dựng mang chủ đề rõ nét như nhà hàng Á, Âu, Việt Nam, Trung Hoa, Pháp, Nga v.v…

Hãy nhắm vào 5-10% thị trường khách hàng để phục vụ tốt. Bởi không một nhà hàng nào đủ hấp dẫn mọi tầng lớp xã hội và tất cả mọi người.

Bạn có thể phân loại thị trường mục tiêu theo đặc thù nhà hàng chay hay nhà hàng dinh dưỡng, theo sở thích, theo thu nhập, theo độ tuổi… Bạn tìm hiểu đặc điểm phân khúc khách hàng tiềm năng để chọn ra cách thức kinh doanh phù hợp.

Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng, thuê người hay tự quản lý

“Tiền nào của đó”, quan trọng nhất vẫn là “địa lợi” phù hợp với mô hình nhà hàng. Bạn nên xác định rõ lượng dân quanh nhà hàng, mức sống và vị trí kinh doanh dễ dàng được khách hàng nhận diện.

Sau đó, hãy bắt đầu hợp đồng thuê địa điểm này trong 1 năm và nhiều nhất là 2 năm. Nếu ký dài hạn hơn, bạn cần chuẩn bị tâm lý không thể trả tiếp tiền thuê nhà hoặc địa điểm đó không phù hợp.

Nếu bạn không muốn ra mặt trong mọi việc như giao lưu khách hàng hoặc giải quyết khiếu nại của khách, có thể thuê người quản lý hoặc trợ lý công việc. Còn bạn sẽ đảm nhiệm các công việc thật sự cốt lõi của một người chủ cửa hàng.

Đặt tên cho nhà hàng, bố trí không gian và thiết kế nội thất phù hợp

Đặt tên cho nhà hàng cũng như đặt tên cho con bạn, đó là thương hiệu để mọi người hình dung và nhớ tới. Nguyên tắc quan trọng nhất là đặt tên cho nhà hàng dễ đọc, dễ nhớ, liên quan đến lịch sử, chủ đề và địa điểm của nhà hàng.

Để nhà hàng kinh doanh thành công, cần thiết kế hợp lý các khu chức năng: chế biến, bếp, trữ hàng, văn phòng và khu dành cho khách. Khu dành cho khách từ 40-60% diện tích nhà hàng, khu chế biến 30%, còn lại là khu vực khác.

Một không gian nhà hàng cần phong cách, ấm cúng và tiện dụng. Hãy nhớ gần 50% khách hàng đi theo đôi, 20% đi theo nhóm trên 4 người và 30% đi nhóm 3 người hoặc 1 mình.

Để đáp ứng nhu cầu các nhóm khách, bạn nên dùng bàn cho 2 người và bàn có thể ghép. Cách này giúp việc phục vụ từng nhóm khách hàng linh hoạt hơn.

Nên lên menu, định giá món ăn ra sao?

Menu là danh sách đồ uống và món ăn của nhà hàng, đừng để nó quá dài dẫn đến rối rắm. Bạn nên chọn thực đơn ngắn gọn nhất nhưng cung cấp nhiều sự lựa chọn nhất.

Công thức định giá món ăn là không vượt quá 30% giá thực phẩm thực sự. Giá thực phẩm này bao gồm giá nguyên liệu, thành phần phụ trợ tạo nên món ăn, nhân công, điện, nước và gas.

Tóm lại, nhìn vào các nhà hàng đông khách bạn cần biết đó là loại hình kinh doanh nhiều cạnh tranh và thử thách nhất để bắt đầu. Khi bạn kinh doanh nhà hàng cần lưu ý những điều gì, ngoài những điều trên nó còn đòi hỏi sự tận tâm, khả năng nắm bắt chi tiết để có thể làm giàu.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *