Thị trường đồ uống tại Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng có nhiều đồ uống mới được ra đời. Trong đó, những loại đồ uống phổ biến nhất hiện nay là: đồ uống có ga, cà phê, nước ngọt, bia, rượu, nước suối,… Vậy, cụ thể đặc điểm và tính chất của thị trường trường này như thế nào? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu thị trường đồ uống hiện nay nhé.
Tìm hiểu thị trường đồ uống hiện nay
Phân khúc thị trường đồ uống được chia theo tính chất các loại đồ uống như cụm đồ uống có cồn hay đồ uống có ga. Và phân khúc chiếm phần lớn tổng sản lượng đồ uống hiện nay tại Việt Nam là đồ uống có cồn như rượu, bia,… (chiếm 70%). Với con số khổng lồ này, Việt Nam cũng là nước có lượng tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới với trung bình mỗi người uống 42 lít bia mỗi năm.
Bên cạnh đó, các loại đồ uống như nước ngọt, sữa,… thường được lứa tuổi thiếu nhi hoặc nữ giới ưa chuộng. Phân khúc đồ uống này có ổn định tương đối cao, chỉ sau cà phê mà thôi. Hai số nhãn hàng được ưa chuộng nhất hiện nay là Coca Cola và Pepsi.
Loại đồ uống cuối cùng phải kể đến chính là cà phê. Đây là loại đồ uống không thể thiếu tại mỗi công ty, trường học bởi tính chất kích thích thần kinh, giúp con người tỉnh táo thông qua chất caffeine có trong nó. Thị trường cà phê cạnh tranh khá khốc liệt với nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, lượng tiêu thụ cà phê khá ổn định và tăng nhẹ theo từng năm.
Tiềm năng phát triển thị trường đồ uống
Nhu cầu đời sống của người dân tại Việt Nam đang được nâng cao rõ rệt. Kéo theo đó là nhu cầu sử dụng những sản phẩm đồ uống cao cấp, sang trọng, ngon, bổ dưỡng và phải tuyệt đối an toàn tới sức khỏe. Do đó, theo các chuyên gia tìm hiểu thị trường đồ uống hiện nay, các loại đồ uống thường dành cho giới thượng lưu đang dần trở nên phổ biến với mọi đối tượng.
Ngoài ra, Việt Nam là đất nước có người dân quan tâm tới sức khỏe cá nhân cũng như sức khỏe cộng đồng rất nhiều. Vì thế, các nhà sản xuất đang phải điều chỉnh lại lượng đường, phẩm màu, nồng độ cồn,… sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của người tiêu dùng mà lại không mang lại bất cứ ảnh hưởng xấu nào. Minh chứng rõ nét nhất chúng ta có thể thấy chính là nhãn hàng Coca Cola đã cho ra sản phẩm có hương vị nguyên bản và ít đường.
Tóm lại, sau khi tìm hiểu thị trường đồ uống hiện nay, chúng ta có thể kết luận rằng phân khúc thị trường đồ uống và lượng tiêu thụ tập trung vào các sản phẩm có cồn như rượu, bia, vodka,… Bên cạnh đó, thị trường đồ uống rất có tiềm năng phát triển và được dự đoán sẽ là ngành tiêu dùng tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Cụ thể hơn, mức tiêu thụ nước giải khát chỉ đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 nhưng có triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020.