Khoảng 4 năm trở lại đây, mô hình nhượng quyền kinh doanh phát triển vô cùng mạnh mẽ và trở thành loại hình kinh doanh được nhiều người quan tâm nhất. Nhưng liệu bạn có biết các loại hình nhượng quyền được phân chia như thế nào và đặc điểm của những loại hình này ra sao? Nếu chưa thì hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu những loại hình nhượng quyền phổ biến ở Việt Nam nhé.
Nhượng quyền toàn diện
Đây là một trong những loại hình nhượng quyền phổ biến ở Việt Nam bậc nhất bởi nó có được thiết kế theo một cấu trúc vô cùng chặt chẽ và hoàn chỉnh. Bởi vì, khi trở thành đối tác nhượng quyền theo loại hình này, bạn sẽ được chia sẻ tối đa 4 tài sản thuộc về thương hiệu:
- Cách điều hành hệ thống: Những chuyên gia của công ty chính sẽ trực tiếp được cử xuống cơ sở của bạn để tham gia tư vấn những chiến lược kinh doanh hay hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.
- Công nghệ sản xuất.
- Tên, hình ảnh thương hiệu nhượng quyền.
- Các sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn nhượng quyền kinh doanh.
- Nhượng quyền không toàn diện
Nhượng quyền không toàn diện còn được gọi với cái tên “Nhượng quyền bán toàn diện”. Khi kinh doanh loại hình này, trụ sở công ty chính sẽ không giám sát hoạt động kinh doanh của bạn một cách chặt chẽ bởi mục đích chính của loại hình này đơn giản là tăng độ phủ sóng của thương hiệu.
Vì thế, khi hợp tác theo nhượng quyền không toàn diện, bạn chỉ được sử dụng một số tài sản nhất định như:
- Công thức chế biến.
- Cách thức tiếp thị và phân phối.
- Tên và hình ảnh thương hiệu.
Nhượng quyền có tham gia quản lý
Một trong những loại hình nhượng quyền phổ biến ở Việt Nam tiếp theo là nhượng quyền nhưng có người quản lý của công ty chính cử xuống để trực tiếp vận hành doanh nghiệp của bạn.
Loại hình này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô quá lớn và khó kiểm soát như các khách sạn 5 sao và những khu nghỉ dưỡng cao cấp,
Nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư
Cuối cùng, mô hình nhượng quyền này đòi hỏi bạn phải rót một lượng vốn đầu tư vào tập đoàn để xây dựng và phát triển thương hiệu nhượng quyền. Lợi ích khi tham gia loại hình nhượng quyền này chính là bạn có quyền hành như một cổ đông.
Giờ đây, bạn sẽ nắm trong tay quyền tham gia góp ý cách phát triển và vận hành công ty. Bên cạnh đó, tuỳ vào số vốn đầu tư của bạn mà mức độ hiệu quả của những ý kiến của bạn sẽ có sự phân cấp.
Tóm lại, những loại hình nhượng quyền phổ biến ở Việt Nam là: nhượng quyền toàn diện, nhượng quyền không toàn diện, nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư. Nhìn chung, mỗi loại hình nhượng quyền đều đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích và phù hợp với từng mục đích kinh doanh riêng. Nếu bạn đang nhen nhóm những ý tưởng kinh doanh nhượng quyền thì hãy lựa chọn cho mình loại hình phù hợp nhất nhé.